Việt Tường là xưởng may áo tốt nghiệp giá rẻ. Chúng tôi nhận May:
May Áo Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông – May Lễ Phục Cử Nhân – May Lễ Phục Tốt Nghiệp Đại Học – May Lễ Phục Tốt Nghiệp Tiến Sĩ – Cho Thuê Áo Tốt Nghiệp Đại Học...HOTLINE: 0934.156.409
VỀ Ý NGHĨA CỦA ÁO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC bài viết dưới sẽ giúp các bạn hiểu thêm nhé!
MAY LỄ PHỤC TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC MIỀN ĐÔNG
Chúng ta hay thấy trong các buổi lễ tốt nghiệp đại học ở phương Tây, các tân cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ mặc áo thụng khá màu mè. Tôi vẫn hay thắc mắc là tại sao họ có nhiều kiểu áo khác nhau, mũ khác nhau, và cái hood (giống như cái túi càn khôn) cũng khác nhau. Tôi thử tìm hiểu thì thấy tất cả các trang phục này có truyền thống rất thú vị …
Nói ngắn gọn, tất cả các bộ áo thụng ở Úc đều xuất phát từ truyền thống của hai đại học Oxford và Cambridge bên Anh. Ngay cả bên Mĩ nhiều trường cũng xuất phát từ truyền thống của 2 trường này. Tại sao các tân sinh lại mặc áo thụng rất nặng nề, rất dầy, và rất thiếu tự nhiên như thế. Hoá ra, loại trang phục này có lịch sử từ thế kỉ 12 và có nguồn gốc từ giới thầy tu đạo Công giáo La Mã. Dĩ nhiên, thời đó thì chỉ có nhà thờ mới có quyền mở đại học, và giảng sư cũng là các thầy tu, giám mục, v.v. Năm 1321 thì trang phục mà chúng ta mặc ngày nay trở thành chính thống cho giới khoa bảng.
MAY LỄ PHỤC TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC MIỀN ĐÔNG
Tại sao áo thụng? Bên Âu châu thì lạnh lẽo, và thời đó thì chưa có máy sưởi như ngày nay, và đó chính là lí do tại sao các thầy phải mặc áo choàng (gown, còn gọi là “cappa clausa”) rất dầy và nặng nề, và phải đeo cả cái hood, tức tấm vải đeo sau lưng.
Tại sao áo thụng màu đen? Màu đen là màu phản ảnh sự nghiêm trang của giới hàn lâm, những người [thời đó] được xem là thông thái, là bậc thầy (do đó mới có chữ masters).
Tại sao đội nón (mortarboard)? Tại vì thời đó các giáo sĩ Công giáo thời đó hay đội nón loại biretta. Cái nón mortarboard còn là biểu tượng của giới khoa bảng và nghệ sĩ, hay nói chung là người có học (learned people). Ở Anh và Úc, cấp cử nhân đội nón hình vuông, cấp tiến sĩ thì nón tròn (còn có tên là bonnet).
Tại sao có bộ lông (fur) trên nón hoặc hood? Hoá ra, truyền thống này rất nực cười, thời đó các giáo sĩ cao cấp thường được ngồi ở những vị trí tốt nhất, gần lò sưởi, nên họ không cần fur, còn các tu sĩ cấp thấp vì ngồi xa lò sưởi nên phải cần có bộ lông! Đó chính là lí do tại sao sinh viên bậc cử nhân thì hood có bộ lông, còn cấp cao hơn cử nhân thì không có bộ lông! Sau này, người ta thay đổi bộ lông bằng cái viền reng và hình dạng của nón.
MAY LỄ PHỤC TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC MIỀN ĐÔNG
Còn rất nhiều đặc điểm khác nữa mà tôi chưa biết lịch sử và ý nghĩa ra sao. Chỉ thấy loại trang phục này chỉ dành cho người cấp hiệu trưởng và khoa trưởng mặc.
Mấy năm gần đây Việt Nam cũng có buổi lễ tốt nghiệp với trang phục giống giống như bên phương Tây. Nên nhớ rằng thời sau 1975 có lẽ vì tính “giai cấp” (hay gì đó) nên sinh viên không có áo mũ xênh xang trong buổi lễ tốt nghiệp như sau này. Tuy nhiên, tôi có dịp xem qua mấy bộ trang phục bên VN thì thấy không giống như ngoài này. Áo mỏng và nhẹ, chất lượng vải rất bình thường, còn nón thì cũng không có chất lượng như ngoài này. Còn màu sắc áo thụng thì có khi màu đen, những thỉnh thoảng có màu đỏ choét. Không rõ các kiểu trang phục này xuất phát từ truyền thống nào. Thấy giông giống truyền thống Oxford và Cambridge, nhưng nhìn kĩ thì không phải.
Nếu tôi là người thiết kế trang phục khoa bảng cho Việt Nam, tôi dứt khoát không bắt chước theo Tây. Tôi sẽ tham vấn một chuyên gia về lễ phục thời xưa như Quốc Tử Giám, và xem các nón họ đội như thế nào, cộng với áo thụng phải có cái nét dân tộc và phương Đông. Tôi sẽ nghiên cứu các cái hood để phân biệt bằng cử nhân, cao học, tiến sĩ, và màu sắc cùng hình dạng nón để phân biệt các khoa nhân văn, khoa học, và y khoa. Không có lí do gì một nước có truyền thống giáo dục lâu đời như VN lại làm theo Tây, mà làm cũng không đúng cách. Làm không khéo người ta nghĩ mình nhái (như nhái các quần áo thời trang hàng hiệu).
Nhưng ngày nay, ở Úc đã có người chất vấn là nên theo cái truyền thống có từ thế kỉ 12 hay không. Một vị giáo sư lí giải rằng chúng ta đang sống trong thế kỉ 21, thời tiết nước Úc thì khác với bên Anh, và những trang phục đó không còn thích hợp nữa. Ông giáo sư này đề nghị chỉ mặc veston thôi. Nhưng số người phản đối ông ấy rất nhiều, vì người ta vẫn muốn giữ truyền thống. Tôi cũng thuộc vào nhóm người hoài cổ.